Nội dung
Việt Nam Văn hóa dân gian được hình thành và phát triển bắt nguồn từ cuộc sống hàng ngày qua các khía cạnh như đời sống nông thôn, công việc sản xuất, tôn giáo, tâm linh hay gia đình và xã hội. Mỗi một điều nhỏ nhặt ấy đúc kết và tích tụ dần tạo lên những nét riêng biệt cho bản sắc của quốc gia ta.
Đất nước ta với lịch sử nghìn năm văn hiến giữ và dựng nước với đa dạng tên gọi, khác biệt tập quán, lối sống nhưng xuất phát chung cùng nguồn gốc cùng chung màu da cùng một tấm lòng kiên định yêu nước – 54 dân tộc trên dải đất Việt Nam chính là yếu tố tạo nên nét đẹp riêng biệt của quốc gia này.
Múa rối nưới, ca trù, quan họ Bắc Ninh,…hay một số văn hóa, phi vật thể nổi tiếng khác tại nước ta được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến. Thì văn hóa then cùng chiếc mũ then cổ – một điểm nhấn mang yếu tố tâm linh văn hóa trong tín ngưỡng của dân tộc Tày – Nùng có lẽ sẽ là những yếu tố mới mẻ nhưng không kém phần đặc sắc để quảng bá với quốc tế cũng như đối với những công dân Việt Nam nói chung.
Dân Tộc Việt Nam Cùng Những Người Anh Em Nùng - Tày
Việt Nam ta chính thức cộng nhân và công bố hai hai dân tộc Tàu và Nùng trong tổng số 54 dân tộc đang sinh sông trên lãnh thổ nước ta.. Họ chủ yếu sinh sống tại các tỉnh Đông Bắc – Bắc Bộ như Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,…Vì địa lý vị trí gần nhau cùng với việc đều có mối quan hệ gần với người Tráng tại Quảng Tây (Trung Quốc) hai đan tộc này có một số nét văn hóa cũng như tạp quán, lối sông giống nhau. Cùng sử dụng chung tiếng nói và các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ Tai-Kadai.
'' Mũ Then Cổ '' Yếu Tố Văn Hóa Trong Trang Phục Bản Địa Dân Tộc Việt Nam
Nội dung của bài viết giới thiệu cho các bạn đọc thông tin và đặc điểm của Mũ Then Cổ – một phần trong trang phục truyền thống văn hóa của hai dân tộc Tày và Nùng.
Nguồn Gốc Của Những Chiếc Mũ Then Cổ
Sinh ra từ loại hình tín ngưỡng tổng hợp chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn . Mũ then cổ một phần trong bộ trang phục nghi lễ của các thầy then (cách gọi của dân tộc) và được coi là một trong những đồ vật thiêng giúp người làm then hành nghề và chỉ được sử dụng cho các kỳ lẩu then, đón tướng, các nghi lễ nhỏ.
Về tên gọi, mũ then cổ có nhiều cách gọi khác nhau tùy từng vùng và vai trò của người làm then trong các nghi thức thờ cúng. Theo quan niệm của đồng bào Tày, Nùng, màu đỏ (màu chủ đạo) của mũ then cổ tượng trưng cho sự may mắn, bình an và linh thiêng.
Đặc Điểm Của Những Chiếc Mũ Then Cổ
Sẽ có hai kiểu mũ then cổ là mũ sáp và mũ thêu. Mũ sáp được ghép từ nhiều miếng vải màu với nhau, có họa tiết hoa sen sau đó dùng thanh tre quấn chỉ màu xung quanh rồi ép sát viền vào các họa tiết. Còn với mũ thêu được các nghệ nhân và nhung người có tay nghề cao trong bản thêu tay lên. Các họa tiết được may một cách khéo léo và uyển chuyển, mềm mại trên nền vải, có thể là tứ linh, Phật ngồi thuyết pháp, tiên đánh đàn, quân binh phi ngựa….
Kiểu mũ thêu được dùng phổ biến hơn tuy nhiên về mặt chung thì các hoa văn được sử dụng đều ý nghĩa cho sự may mắn, bình an, linh thiêng, trường thọ, trường tồn và hóa kiếp. Số lượng dải tua dài gắn sau mũ là dấu hiệu để phân biệt thứ bậc cao hay thấp của thầy then.
Lời kết
Với bài viết này Đây Là tròn xin gửi tới các bạn độc giả thông tin cũng như quảng bá văn hóa dân gian của người Việt Nam ta. Mong rằng những vẻ đẹp dân tộc của đất nước hình chữ S của chúng ta có thể lan truyền rộng rãi và được nhiều người khác biết đến.