Màu Đen Có Phải Màu Cơ Bản

Màu-Đen-Có-Phải-Màu-Căn-Bản

Khẳng định đầu tiên rằng ”Màu đen không phải màu cơ bản mà chỉ là sắc độ của màu sắc”

Hiểu Màu Cơ Bản

Đầu tiên phải hiểu rõ ” Màu sắc” là dải màu được sinh ra từ ánh sáng trắng mà mắt con người có thể thấy được. Theo như hệ thống màu sắc đã được nghiên cứu và công nhận thì ” Màu cơ bản” hay cách gọi khác màu bậc 1, màu nguyên thủy gồm có 3 màu: Vàng Chanh, Đỏ, Xanh Lam.

màu-đen-và-màu-cơ-bản-bản-2

Như hình trong biểu biểu đồ mô tả vòng thuần sắc, ban đầu màu căn bản ở cấp một sau khi được pha trộn đúng tỷ lệ với nhau giữa các cấp 1 sẽ sinh ra hệ màu bổ túc gọi là màu bậc 2 hay màu phụ sẽ bao gồm: Cam , Tím, Xanh Lá Cây. 

Tiếp đến sau khi đã có màu bậc 1 và 2 tiến hành sự pha trộn giữa hai cấp này sẽ sản sinh ra màu cấp 3 – Tertiary Colors có thể hiểu đây là màu trung gian giữa màu bậc 1 và bậc 2.

Ngoài ra khi người vẽ mở rộng vòng tròn tiếp tục pha trộn màu bậc 1,2,3 sẽ tạo ra bậc 4 và nhiều hơn nữa tạo thêm bậc màu trung gian. Có thể dễ dàng thấy khi sử dụng các vòng tròn thuần sắc bán kính lớn.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế và các ngành trong đời sống con người sẽ có sự thay đổi về nhận diện màu và tính cách của màu cơ bản:

  • Mỹ thuật – Nghệ Thuật:  Lemon ( vàng chanh), Red (đỏ), Blue (xanh da lam)
  • Truyền hình: Red ( đỏ), Green (xanh lá cây), Blue (xanh lam) – thuật ngữ sử dụng là Hệ Màu Quang Phổ, RGB
  • Trong in ấn và Computer – CMYK: Cyan (xanh lam biếc), Magenta ( màu đỏ cánh sen), Yellow (màu vàng), Black (màu đen) 

Vậy dễ dàng thấy rằng không hề có sự xuất hiện của màu đen trong hệ màu hay là vòng tròn thuần sắc. Và chú rằng lý do sinh ra màu sắc là nhờ có ”ánh sáng”, có ánh sáng mạnh tất yếu sẽ có yếu và tiếp đến với biểu đồ tiếp theo bạn sẽ nhận thấy việc ”màu đen chỉ là cường độ quang học làm cho màu thay đổi sắc độ trong mắt người nhìn ‘

Màu Đen - Sắc Độ Của Màu

màu-đen-và-màu-cơ-bản-1

Hai biểu đồ này miêu tả góc nhìn dải màu sắc (vòng thuần sắc – kết quả sự pha trộn màu căn bản và màu bậc) qua trục cường độ thẳng đứng từ ánh sáng mạnh nhất – Màu trắng đến cường độ yếu nhất – Màu đen.

Trục thẳng đứng ở giữa có sắc độ thay đổi dần do sự pha trộn giữa trắng – đen ở hai cực. Trục trung tính chiếu thẳng xuống và cắt lát dải màu sắc, với biếu đồ số 2 bên tay phải biểu hiện màu sắc dần bị pha thành bậc màu trung tính dễ bắt gặp tại các vòng tròn thuần sắc mở rộng. 

màu-đen-và-màu-cơ-bản-bản-3

Nắm rõ cơ bản, hiểu cường độ màu vậy tiếp là về nhân vật chính của bài ”màu đen”. Sử dụng trong hệ RGB (0,0,0), màu thập lục phân #000000 và CMYK (C:0,M:0,Y:0,K:1).

Về sắc thái của màu đen, mộ số mã có thể tham khảo trong quá trình sử dụng như: #0a0a0a, #141414, #1f1f1f, #292929, #333333, #3d3d3d, #474747, #525252, #5c5c5c, #666666, #707070, #7a7a7a, #858585, #8f8f8f, #999999, #a3a3a3, #adadad, #b8b8b8, #c2c2c2, #cccccc, #d6d6d6, #e0e0e0, #ebebeb, #f5f5f5 ,#ffffff,…

Lời Kết Về Màu Đen

Hẳn đến đây câu trả lời đã rõ ràng với lượng thông tin đã cung cấp ở trên. Mong rằng các thông tin này đem lại hữu ích cho bạn đọc. Ngoài ra, bạn đọc có nhu cầu có thể tìm hiểu thêm một số bài viết về màu sắc, màu beige, bảng màu phối đồ… trên Website hoặc Fanpage của Tròn. 

Trả lời